Quy hoạch, Kiến trúc, Đô thị và Xã hội
Sự kiện và bình luận: việc lớn không thể quên 18/03/2008

Chú Luận: Anh Bàn ơi, tháng vừa rồi trong ngành xây dựng anh quan tâm đến vấn đề gì nhấtư
Anh Bàn: Việc rõ như ban ngày, có thế cũng phải hỏi: Cầu Cần Thơ và Nhà Quốc hội
Chú Luận: Anh nói trúng ý em quá, ta trao đổi với nhau đi vì em thấy cả 2 việc đều rất bức xúc. Trước tiên xin hỏi ý kiến của anh về Cầu Cần Thơ
Anh Bàn: Phải nói là vụ tai nạn sập 2 nhịp trụ neo về phía Vĩnh Long trong khi đang thi công Cầu Cần Thơ là một tai nạn cực kỳ nghiêm trọng. Có thể nói trong lịch sử ngành xây dựng nói chung, ngành xây dựng cầu đường nói riêng chưa có vụ tai nạn nào mà chỉ trong tích tắc lại làm chết và bị thương nhiều người đến như vậy.
Chú Luận: Vâng, đây là một thảm họa, một tổn thất to lớn, một nỗi đau không chỉ riêng ai. Thế còn trách nhiệmư
Anh Bàn: Ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khi lên tivi cũng như khi đọc điếu văn trong tang lễ chôn cất người bị nạn đã nhiều lần khóc, nhận trách nhiệm quản lý nhà nước thuộc về mình, ông cũng nhiều lần xin lỗi gia đình và người đã khuất. Ông chủ thầu chính người Nhật trong phát biểu cũng đã nhiều lần xin lỗi và nhận trách nhiệm về phần mình. Đại sứ Nhật tại Việt Nam khi gặp Thủ tướng ta cũng đã xin lỗi nhân dân Việt Nam và gia đình những người bị nạn.
Chú Luận: Như vậy là mọi người rất cầu thị. Nhưng em cảm động nhất là khi nghe đại diện gia đình những người bị nạn phát biểu. Chị ấy giọng miền Nam, có chồng đã chết để lại mấy người con. Lời phát biểu tuy ngắn ngủi trong nước mắt nghẹn nghào mà có tới 3 lần chị ấy cảm ơn Đảng, Nhà nước các cơ quan đoàn thể, bà con cô bác đã hỗ trợ giúp đỡ chị để vượt qua đau thương thử thách. Không một lời kêu than, một lời oán trách, cũng không đòi hỏi truy tố, bỏ tù ai. Sau lời cảm ơn lần cuối, chị mong mỏi mọi người cố gắng khắc phục hậu quả để rồi tiếp tục xây dựng cầu cho kịp tiến độ để phục vụ nhân dân, để không phụ lòng những người đã hy sinh vì cây cầu này. Em luôn tự hỏi sao người dân của mình tốt đến vậy, sao một người phụ nữ bình thường, ít học mà vĩ đại đến vậy.
Anh Bàn: Anh cũng đã nghe băng trên Nét, quả thực lúc đó mắt anh cũng thấy cay cay. Nhưng việc nào ra việc nấy chú ạ. Thủ tướng của mình cũng đã hủy chuyến thăm Toulouse, rút ngắn một ngày ở Pháp để trở về nước chỉ đạo chống bão lụt cũng như để giải quyết vụ Cần Thơ. Ông đã cho lập một ủy ban cấp nhà nước để điều tra sự cố. Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng vinh dự được tham gia vào ủy ban đó. Ngành công an cũng đã vào cuộc từ mấy tuần trước và vụ án đã được khởi tố.
Chú Luận: Theo anh thì nguyên nhân vì đâuư
Anh Bàn: Mọi người lúc này đều rất thận trọng, chưa ai dám quả quyết điều gì, kể cả ông cục trưởng cục giám định chất lượng nhà nước về công trình xây dựng.
Chú Luận: Em không hiểu tại sao khi thi công họ không sử dụng phương án đà giáo di động, phương án này rất hay, hoàn toàn không cần cột chống từ dưới vừa tiết kiệm lại vừa an toàn. Ngành giao thông đã áp dụng phương pháp này để thi công rất nhiều cầu mà đến cầu này thì không.
Anh Bàn: Anh cũng không hiểu tại sao, có thể trong trường hợp này không thích hợp chọn phương án thi công nào là quyền của họ, chú còn lạ gì những người thiết kế và thi công được hưởng theo tỷ lệ phần trăm giá công trình mà. Cơ chế của mình đang là như vậy đấy. Nhưng phương pháp gì đi nữa thì vấn đề an toàn phải là trên hết.
Một số chuyên gia thì cho rằng nguyên nhân chính là do hệ giáo chống không ổn định. Sở dĩ nó không ổn định là do nó được đặt trên đầu các cọc đã đóng xuống mà trong đó có một số cọc không đạt yêu cầu, vì không đủ sức chịu tải nên đã gây lún quá mức cho phép, sự lún này làm cho cả hệ dàn giáo chống bị xô lệch ngang, làm cho mất chức năng đỡ, bê tông mới đổ chưa đủ độ đông cứng, thế là sập. Cũng có thể là do chất lượng giáo không tốt do chất lượng vật liệu, do mấu nối…
Chú Luận: Nghe nói họ còn không chịu thử tải, tư vấn giám sát đã cảnh báo rồi mà họ không ngheư
Anh Bàn: Cảnh báo cái con khỉ! Tư vấn giám sát có quyền đình chỉ thi công (Luật cũng quy định rồi). Tại sao thấy không ổn họ không đình chỉ mà lại chỉ có cảnh báo, cảnh báo họ không nghe mà cũng im , vậy họ định phủi trách nhiệm àư
Chú Luận: Nhà thầu đã được cảnh báo và bản thân cũng đã biết mà cứ cố ép tiến độ cho sớm vì mục đích lợi nhuận mà coi rẻ mạng người. Quả này ngồi bóc lịch là cái chắc. Thôi anh ạ, anh em mình cũng chỉ như ếch ngồi đáy giếng, đừng vội đoán mò rồi hạ hồi sẽ phân giải. Anh cho ý kiến về sự kiện thứ hai đi.
Anh Bàn: Chuyện đơn giản, việc thi tuyển thiết kế kiến trúc Nhà Quốc hội đã hoàn tất, đã chọn được giải A, người ta đã cố gắng hết mức: cả ra đề, cả thi, cả tuyển chọn trong vòng 3 tháng đã xong vậy là tích cực lắm, có thêm bớt sửa đổi gì để nâng cấp lên rồi cho thi công ngay cho kịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Quốc hội đã quyết rồi, chú định nói gì nữa đây, định chống lại cơ quan quyền lực cao nhất của dân àư Chú coi chừng khéo không phạm thượng đấy.
Chú Luận: ấy chết, anh đừng làm em sợ, vả lại em thấy Quốc hội của mình dân chủ lắm, cầu thị lắm. Anh chẳng thấy biết bao nhiêu Luật mà các cụ đã thông qua ban hành rồi nhưng nó ương bướng không chịu đi vào cuộc sống, các cụ chẳng cho sửa đổi bổ sung là gì.
Anh Bàn: Thế sao nói gì thì không nói trước đi, để đến khi người ta quyết rồi mới nói, như thế có phải là phá ngang, cản trở công việc của người ta khôngư
Chú Luận: ấy chết, oan cho em quá, trước đó có ai cho biết đâu mà nói, chỉ đến khi đưa ra triển lãm thì mọi người mới biết, mới ớ ra và lúc này không còn là chuyện phương án này hay, phương án kia dở.
Anh Bàn: Vấn đề là ở chỗ nàoư
Chú Luận: ơ hay mấy bữa nay anh không đọc gì, không nghe gì àư Rất nhiều người, rất nhiều tổ chức có tên tuổi, có địa danh họ đều nói, anh có muốn biết ai nói, tổ chức nào nói thì em kể cho mà nghe.
Anh Bàn: Tôi không cần biết ai nói mà chỉ muốn biết xem họ nói gì, nghe có lọt lỗ tai không, thế họ nói những gìư
Chú Luận: Này nhé, trong quyết định của Quốc hội đã nêu rõ “Nhà Quốc hội phải là một công trình tiêu biểu cho thời kỳ phát triển mới của đất nước, là biểu tượng cho sự tập trung ý chí và nguyện vọng của toàn dân, đồng thời cũng là biểu tượng của một nước Việt Nam yêu tự do, yêu hòa bình, sẵn sàng hợp tác với bạn bè quốc tế...” Một công trình như thế mà lại nhét vào trong một lô đất 1,2 hectaư Mật độ xây dựng quá lớn đến 80-90% có khác nào xây nhà ở phố Hàng Đào, Hàng Ngang. Trong khi đó, theo thông lệ những ngôi nhà tầm cỡ như thế thì mật độ xây dựng tối đa chỉ 5% thôi. Phủ Chủ tịch, Dinh Thống Nhất là một ví dụ: mật độ xây dựng 3-4%.
Việc lấy trụ sở Bộ Ngoại giao để làm chỗ làm việc thêm cho Tòa nhà Quốc hội là một việc làm chắp vá, cọc cạch chẳng xứng tầm, nghe mà hết chịu nổi. Cũng cần nói rằng Tòa nhà Trụ sở Bộ Ngoại giao từ lâu nó đã tự tạo ra thương hiệu cho nó. Hơn nữa thế kỷ nay, đại sứ tại Việt Nam của các nước trên toàn thế giới đã ra ra vào vào nơi đây. Đại sứ của ta tỏa đi các nước cũng từ nơi đây. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và CHXHCNVN đã dõng dạc tuyên bố bạo sự kiện trọng đại cũng với cái phông của tòa nhà vàng vàng, cong cong có bồn phun nước, đã là quen mắt với người dân và với cả thế giới. Nay bỗng dưng không còn hình ảnh ấy nữa, vậy cũng chẳng phải là điều tốt lành gì. Đường thần đạo Bắc Sơn với những hàng cây vô cùng quý giá sẽ bị đào bới lên những vạt cỏ tại Quảng Trường Ba Đình bị cắt xén đi, Lăng Bác bị lấn lướt. Còn Hội trường Ba Đình là địa danh lịch sử gắn liền với rất nhiều hoạt động quan trọng của đất nước cũng được dỡ đi. Em xin nhắc lại nguyên văn lời của một KTS có tên tuổi “Hy sinh một di tích, làm mất ý nghĩa lịch sử, mất giá trị đặc trưng về không gian kiến trúc quảng trường Ba Đình, mất sự trang trọng của di tích Hoàng Thành Thăng Long, để có được một công trình không đủ tầm biểu tượng quốc giaư Liệu việc làm đó có xứng đángư” Chính vì sự chật hẹp về không gian mà mọi phương án đều nghèo nàn về ý tưởng. Một KTS Việt kiều đã từng được giải A trong lần thi trước cũng đã phải thốt lên “1,2 hecta làm sao đủ được”.
Anh Bàn: Thế chú định thế nàoư
Chú Luận: Theo em thì ta phải có cái “Vision 2050”. Này nhé, theo phấn đấu thì 2020 nước ta đã trở thành công nghiệp hóa hiện đại hóa rồi. Dân số đã ngót nghét 100 triệu rồi, tiền bạc đã tích lũy kha khá thì cái Trung tâm Chính trị Ba Đình đâu còn đáp ứng nổi, cái áo đã quá chật so với cơ thể nở nang phát triển. Lúc đó trung tâm này sẽ có vai trò khác, vai trò dân sự, giáo dục truyền thống lịch sử, tham quan du lịch, lễ hội, giải trí, đi dạo... Và lúc đó thì úm ba la, ba ta cùng đi chỗ mới đâu phải chỉ có mình Nhà Quốc hội.
Anh Bàn: Nghe chú nói cũng có lý, nhưng chú vừa vừa cái mồm thôi.
Chú Luận: Sao lại phải vừa vừa, nói thẳng nói thật thì tốt chứ sao. Em nói thật với anh, bây giờ mà bảo em leo lên dỡ Hội trường Ba Đình là em không leo lên đâu.
Anh Bàn: Chú sợ leo cao thì ngã chứ gìư
Chú Luận: Đời xây dựng của thằng này chưa bao giờ ngán việc leo trèo cao.
Anh Bàn: Vậy chú sợ gìư Đội trưởng nó phân cậu lên cậu không lên thì nó đuổi việc.
Chú Luận: Kể cả đuổi việc thì em cũng chấp nhận, chẳng làm việc này thì làm việc khác có gì đâu mà sợ.
Anh Bàn: Thế chú sợ cái gìư
Chú Luận: Em sợ đời sau sẽ chê cười.
Anh Bàn: Đời sau thì chú đã nhăn răng ở dưới đất rồi còn gì mà sợ.
Chú Luận: Bác ở trong Lăng, Người nhìn thấy hết đấy. Em sợ phúc phận sau này của con cháu em sẽ bị mỏng manh.
Anh Bàn: ừ, cũng đáng sợ thật đấy! Đời mình coi như xong nhưng còn con cháu, phải lo cho chúng chứ. Nhưng chú bảo ai không có cái “Vision 2050”, chú lại còn đem chuyện tâm linh ra doạ, chú liệu liệu cái mồm kẻo mang vạ vào thân.
Chú Luận: Em không sợ vì em rất tin tưởng vào thế hệ lãnh đạo mới, em đã nhìn thấy ông Chủ tịch Quốc hội cầm liềm cùng gặt với bà con nông dân, ông Chủ tịch nước đầu đội mưa thăm đồng bào lũ lụt, thăm nạn nhân cầu Cần Thơ, ông Thủ tướng sáng láng và tuyệt vời xông pha trong mọi trận tuyến… Các ông ấy là người của chúng ta, người của dân mình thì có gì mà phải sợ. Chúng em nói vì việc dân việc nước chứ đâu phải vì lợi ích của riêng em?

Xuân Nguyên


Các tin khác
Về tiêu chí và phương pháp đánh giá chung cư cao tầng ( 04/04/2008 )
Xin đừng nhầm địa chỉ ( 04/04/2008 )
Một số vấn đề về QH đô thị ( 04/04/2008 )
Tổ chức điều tra, quy hoạch và quản lý xây dựng các công trình ngầm ở TP. Hồ Chí Minh ( 04/04/2008 )
Một số chỉ tiêu và giải pháp cho quy hoạch phát triển hệ thống GTCC TP. Hà Nội đến 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 ( 04/04/2008 )
Làm gì để chống nạn ô nhiễm kiến trúc ( 18/03/2008 )
Công trình của EVN nhìn từ quản lý QH ( 18/03/2008 )
Lời giải nào mang tính lâu dài cho bài toán đi lại trong đô thị lớn mật độ cao? ( 18/03/2008 )
 Tin mới nhất

Lộ trình đổi mới R&D Xây dựng và giao thông Hàn Quốc

Những năm qua, Hàn Quốc đã mở rộng rất nhiều đầu tư trong nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học và công nghệ và đã đạt được thành tựu có ý nghĩa. Bắt đầu như là một dự án hợp tác R&D công nghiệp – hàn lâm tháng 12/1994, dự án R&D công nghệ xây dựng và giao thông đã dần dần phát triển ra tổng số 16 dự án bao gồm “Dự án Nghiên cứu và Phát triển công nghệ xây dựng trọng điểm” năm 2006 với vốn Nhà nước được chi cho các dự án từ 1,2 tỷ won lên 262 tỷ won.


Thông báo về việc triệu tập đại hội lần thứ VI của Tổng Hội XDVN

Căn cứ vào Nghị quyết hội nghị BCH TW Tổng Hội XDVN lần thứ V khoá V ngày 6/12/2007, Đoàn Chủ tịch Tổng Hội XDVN đã có quyết định và thông báo về việc tổ chức đại hội khoá VI của Tổng Hội vào ngày 21/8/2008. Đoàn Chủ tịch Tổng Hội đã lập đề cương tổ chức đại hội và ra quyết định thành lập Ban Tổ chức để chuẩn bị đại hội.


Các đề tài NCKH của Tổng Hội được duyệt trong năm 2008

Theo công văn số 02/BXD-KHCN ngày 7/1/2008 của Bộ Xây dựng, về kế hoạch khoa học công nghệ và môi trường ngành xây dựng năm 2008, ban hành theo quyết định số 1535/QĐ-BXD ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng thông báo chính thức các đề tài mà cơ quan thực hiện là Tổng Hội XDVN trong năm 2008 gồm 2 đề tài, đó là:


10 sự kiện quan trọng của Hội Môi trường đô thị Việt Nam năm 2007

1. Trong thời gian từ 28/2~13/3/2007, Hội đã cử 30 thành viên tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm về xử lý chất thải công nghiệp và bảo vệ môi trường  ở Nhật Bản.
2. Đã tổ chức hội nghị BCH lần thứ 7 khoá II tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 15/6/2007


Hoạt động của Hội Kết cấu và Công nghệ xây dựng Việt Nam

Họp Thường trực BCH
Ngày 19/1/2008, Hội đã họp hội nghị Thường trực BCH do Chủ tịch Hội, GS. TSKH. Nguyễn Văn Liên chủ trì. Hội nghị đã quyết định một số công tác quan trọng trong năm 2008.


Hội Xây dựng Hà Nội họp tổng kết công tác năm 2007

Sáng ngày 26/1/2008 tại Hội trường Công viên Bách Thảo, Hội Xây dựng Hà Nội đã họp hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2007 với sự tham dự của các uỷ viên BCH Hội, lãnh đạo các chi hội cùng đại diện các Hội bạn. GS.TS. Nguyễn Mạnh Kiểm Chủ tịch Tổng hội XDVN và Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã đến dự Hội nghị.