|
|
|
|
Lại đe doạ nuốt chửng Hồ Gươm 17/03/2008
|
Trên cơ sở quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội, bằng Thông báo số 18/BXD –KTQH ngày 22/3/1995 và Quyết định số 448/BXD-KTQH ngày 3/8/1996 của Bộ xây dựng về Quy hoạch chi tiết Hồ Gươm với những quy định nghiêm ngặt: vùng trung tâm, vùng phụ cận, chức năng sử dụng đất, chiều cao công trình, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất…
Thủ đô có 3 vùng đất thiêng, quy hoạch chi tiết được quy định:
- Quảng trường Ba Đình do thủ tướng duyệt.
- Hồ Gươm và Hồ Tây, Thủ tướng uỷ nhiệm Bộ Xây dựng duyệt.
Đủ thấy tầm quan trọng của cảnh quan kiến trúc Hồ Gươm là trung tâm của thủ đô có giá trị lớn về mặt kinh tế, nhưng vô cùng lớn lại là ý nghĩa văn hoá, nhân văn, hương sắc truyền thống dân tộc, thấm đọng trong từng ngọn cỏ, gốc cây, mặt nước với những vật kiến trúc nhẹ nhàng, mềm mại.
Mấy chục năm qua xây dựng thô bạo vi phạm quá nhiều. Nhà Bưu điện trung tâm, UBND thành phố, Hàm Cá Mập, Tập đoàn Bảo Việt, Công trình 4 tầng đặc xệt “Tây lai già” ven đường Lê Thái Tổ… Các chuyên gia của Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phải hàng chục lần hội thảo để tư vấn phản biện. Có cái ngăn cản được, có cái “Việc đã rồi” để lại những vết nhơ hận mãi đến đời sau.
Tập đoàn Điện lực hiện diện gần 15.000m2 đất ven đường Đinh Tiên Hoàng, với 3 mặt đường lớn: Đinh Tiên Hoàng, Trần Nguyên Hãn, Lý Thái Tổ. Sở Quy hoạch Kiến trúc cho các thông số chiều cao phía trước trông ra mặt hồ là 21m (5 tầng), phía trong giáp đường Lê Thái Tổ có thể cao 32m (những thông số này chưa phải đã làm đẹp cảnh quan Hồ Gươm).
Công năng sử dụng và những quy định trên chưa là phù hợp với cảnh quan Hồ Gươm nhưng Bộ Xây dựng lại mạnh tay hơn. Lập luận: Quy hoạch chi tiết đã 10 năm, thông thường 10 năm được điều chỉnh quy hoạch 1 lần. Bộ được quyền phê duyệt quy hoạch vậy là có quyền điều chỉnh. Phải có cách nhìn mới thích ứng với kinh tế thị trường cho phép chiều cao công trình có thể tới 54m. Được lời như cởi tấm lòng, EVN phát động ngay cuộc thi tuyển thiết kế và trân trọng mời kiến trúc sư - thứ trưởng Bộ Xây dựng làm thành viên Hội đồng tuyển chọn. Tác phẩm đoạt giải cao có khối tích lớn nhất, chiều cao 54m , dài 109m bức tường thành đồ sộ toàn kính, lấn lướt, sẽ đè bẹp tất cả những gì quanh nó: Nhà Uỷ ban, Tượng vua Lý Thái Tổ (cao 10.10m)… diện tích kính khổng lồ ở mặt chính phản chiếu tia nắng nhiệt đới, mỗi sáng, mỗi chiều sẽ chói chang biết chừng nào. (Chưa kể đến lời khuyên của nhiều chuyên gia, diện tích kính mặt chính không nên quá 40%). Các nhà đầu tư thật thông minh cứ nối nhau rình rập mảnh đất quý giá này. Nhiều năm trước, phải kiên quyết lắm mới giữ được nguyên vẹn nhà Khai Trí Tiến Đức (nay là Cục Văn hoá cơ sở) kiên quyết phá dỡ cái sân khấu ngoài trời che lấp tượng Vua Lê. Hàng chục chủ đầu tư nhiều quốc tịch chỉ lăm le tìm chỗ đứng bên Hồ Gươm. Cứ tưởng như họ muốn góp sức cùng ta xây dựng đoàng hoàng to đẹp, thực ra chỉ là từ ngữ mỹ miều cho bóng bẩy tham vọng kim tiền. Đến nay vẫn hàng chục dự án dồn sức ép lên nhà cầm quyền: Nâng cấp Sở Văn hoá, nhà hàng Phú Gia, ngõ Hàng Hành, đầu Hàng Gai…
Giáo sư Tôn Đại đề nghị: “ Không thể chỉ là Quy hoạch chi tiết, phải nâng lên làm đề tài khoa học, quán triệt ý nghĩa văn hiến…”. Kiến trúc sư Lê Văn Lân chua chát: “Cái việc bình thường thế này chỉ nên là trao đổi của sinh viên năm thứ nhất chứ đâu đáng để các nhà kiến trúc đầu 2 thứ tóc phải bàn thảo mãi. Định ghi kỷ lục GUINESS chăngư”. Kiến trúc sư Ngô Huy Giao liên hệ với chuyện cũ: “Năm năm trước đây, khi xảy ra sự kiện ngôi nhà lai Pháp ở đường Lê Thái Tổ, Bộ Xây dựng nói không quản lý lãnh thổ, Bộ không can thiệp. Nay Bộ lại bảo Bộ có quyền quyết định từng đường nét, hình khối công trình!” Tiến sĩ Tô Thị Toàn (Đại biểu Quốc hội khoá 10-11) cho rằng Bộ thực hiện không đúng quy trình thiết kế quy hoạch.
Bao nhiêu tâm huyết của các nhà kiến trúc, các nhà cầm quyền để giữ cho được không gian tĩnh lặng của Hồ Gươm như hiện nay, đang có nguy cơ sụp đổ trước những tính toán lạnh lùng, tàn nhẫn, chẳng chút gì văn hiến Việt Nam!. Đứng từ bờ hồ đường Lê Thái Tổ nhìn sang bên kia đường Đinh Tiên Hoàng, thật nhức nhối, phía sau hàng cây, những nhà thấp tầng lù lù những khối trơ chẽn của VIETCOMBANK, của STUNGSHING SQUARE nay lại thêm cái khối EVN khổng lồ, và nối tiếp sẽ bao nhiêu khối tàn bạo khácư!. Họ suy bì tị nạnh, họ sẽ làm to hơn, cao hơn, tất cả vây kín Hồ Gươm làm gì còn hình bóng , còn SHILOUET để mà cảm thụ thẩm mỹ, và sự tĩnh lặng. Hồ Gươm sẽ biến thành cái ao, cái vũng nước. Một con đường nội bộ nối từ đường Đinh Tiên Hoàng sang Lý Thái Tổ, tạo thêm một đường giao cắt. Với 5 tầng hầm, 4 tầng để xe, hàng 100 xe cơ giới ồ ạt ra vào sẽ gây ùn tắc giao thông Hà Nội vốn đã quá tải.
Chủ tịch UBND TP, Kiến trúc sư Nguyễn Thế Thảo trả lời trên báo An ninh Thủ đô: “… Ngay cả khi chọn được phương án rồi họ còn phải trình thành phố xem xét rồi mới quyết định có phê duyệt hay khôngư Phải bảo vệ được Hồ Gươm… giữ được bản sắc truyền thống và cảnh quan chung”. Quan điểm không khó khăn lắm để thống nhất, nhưng ứng xử cụ thể, chính xác là điều chẳng dễ dàng gì khi kinh tế thị trường luôn gây áp lực. Nhiều kiến trúc sư hy vọng ở trí tuệ của đồng nghiệp Nguyễn Thế Thảo trong tư thế Chủ tịch Uỷ ban.
Trên Vietnamnet Hoàng Đại Dương viết: “Mơ thấy bóng đè trên trái tim Tổ quốc” có lẽ là một phán xét đúng nhất cho dự án kỳ quái này.
Đề nghị
- Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết kể cả vùng phụ cận Hồ Gươm, nâng lên thành đề tài nghiên cứu khoa học. Giao cho Hội Kiến trúc sư Việt Nam cùng với Tổng hội Xây dựng Việt Nam chủ trì.
- Bộ Văn Hoá - Thể Thao- Du Lịch ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hoá Hồ Gươm để đủ tính pháp lý .
- Luật Thủ đô thay thế Pháp lệnh Thủ đô, sẽ có điều khoản quy định về di sản kiến trúc, di sản Hồ Gươm.
Cố Tổng thống Pháp Francois Mitterand nói:ư“Quá khứ chỉ để lại trong di sản nếu biết lo toan tôn tạo nó. Tương lai cũng không tự nó đến mà ta phải chuẩn bị cho nó”. Nghệ thuật đúng trong trường hợp này.
Kiến trúc là sản phẩm của quyền lực, kinh tế và xã hội nhưng trước hết là thành quả của văn hoá. Không ai dám bảo các tác giả của dự án ấy là học vấn thấp. Họ có nhiều bằng, cử nhân kinh tế, kỹ thuật có người hai ba bằng, hai ba ngoại ngữ, học hàm, học vị cao, lại còn bằng triết học, chính trị trung cấp, cao cấp nữa. Thế nhưng đâu phải cứ học vấn cao là văn hoá cao. Trong không gian văn hoá này là cách ứng xử với di sản, tâm linh và huyền thoại của không gian ấy. Cũng có thể các tác giả ấy không chỉ học vấn cao, mà văn hóa cũng chẳng phải là vừa, nhưng cái học vấn cao ấy cộng với cái văn hoá ấy chỉ cho một tổng số nhỏ hơn lợi nhuận. Chính lợi nhuận lấp lánh ấy đã làm mờ mắt nhiều trí tuệ siêu việt.
|
Các tin khác
|
|
|
|
|
|
|
Lộ trình đổi mới R&D Xây dựng và giao thông Hàn Quốc
Những năm qua, Hàn Quốc đã mở rộng rất nhiều đầu tư trong nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học và công nghệ và đã đạt được thành tựu có ý nghĩa. Bắt đầu như là một dự án hợp tác R&D công nghiệp hàn lâm tháng 12/1994, dự án R&D công nghệ xây dựng và giao thông đã dần dần phát triển ra tổng số 16 dự án bao gồm Dự án Nghiên cứu và Phát triển công nghệ xây dựng trọng điểm năm 2006 với vốn Nhà nước được chi cho các dự án từ 1,2 tỷ won lên 262 tỷ won.
|
Thông báo về việc triệu tập đại hội lần thứ VI của Tổng Hội XDVN
Căn cứ vào Nghị quyết hội nghị BCH TW Tổng Hội XDVN lần thứ V khoá V ngày 6/12/2007, Đoàn Chủ tịch Tổng Hội XDVN đã có quyết định và thông báo về việc tổ chức đại hội khoá VI của Tổng Hội vào ngày 21/8/2008. Đoàn Chủ tịch Tổng Hội đã lập đề cương tổ chức đại hội và ra quyết định thành lập Ban Tổ chức để chuẩn bị đại hội.
|
Các đề tài NCKH của Tổng Hội được duyệt trong năm 2008
Theo công văn số 02/BXD-KHCN ngày 7/1/2008 của Bộ Xây dựng, về kế hoạch khoa học công nghệ và môi trường ngành xây dựng năm 2008, ban hành theo quyết định số 1535/QĐ-BXD ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng thông báo chính thức các đề tài mà cơ quan thực hiện là Tổng Hội XDVN trong năm 2008 gồm 2 đề tài, đó là:
|
10 sự kiện quan trọng của Hội Môi trường đô thị Việt Nam năm 2007
1. Trong thời gian từ 28/2~13/3/2007, Hội đã cử 30 thành viên tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm về xử lý chất thải công nghiệp và bảo vệ môi trường ở Nhật Bản.
2. Đã tổ chức hội nghị BCH lần thứ 7 khoá II tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 15/6/2007
|
Hoạt động của Hội Kết cấu và Công nghệ xây dựng Việt Nam
Họp Thường trực BCH
Ngày 19/1/2008, Hội đã họp hội nghị Thường trực BCH do Chủ tịch Hội, GS. TSKH. Nguyễn Văn Liên chủ trì. Hội nghị đã quyết định một số công tác quan trọng trong năm 2008.
|
Hội Xây dựng Hà Nội họp tổng kết công tác năm 2007
Sáng ngày 26/1/2008 tại Hội trường Công viên Bách Thảo, Hội Xây dựng Hà Nội đã họp hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2007 với sự tham dự của các uỷ viên BCH Hội, lãnh đạo các chi hội cùng đại diện các Hội bạn. GS.TS. Nguyễn Mạnh Kiểm Chủ tịch Tổng hội XDVN và Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã đến dự Hội nghị.
|
|
|
|
|