Color Palette Selector
Sớm tính chuyện huy động vốn cho các dự án đường cao tốc    

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông, nối từ Hà Nội đến Cần Thơ với chiều dài khoảng 1.811 km, bao gồm 16 đoạn tuyến với quy mô từ 4 - 8 làn xe và tổng mức đầu tư lên đến khoảng 300.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp để huy động được số vốn khổng lồ như trên là vấn đề hết sức nan giải và cần có chiến lược cũng như kế hoạch cụ thể cho từng dự án

Hàng loạt tuyến cao tốc lớn sẽ được đầu tư

Hiện tại tuyến cao tốc phía Đông có 3 đoạn tuyến đang được tiến hành xây dựng gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 50km, rộng 6 làn xe, tổng mức đầu tư 9.650 tỷ đồng. Dự kiến tuyến cao tốc này sẽ thông xe vào cuối năm 2010. Bến Lức - Trung Lương dài 37km, 8 làn xe, tổng mức đầu tư 14.970 tỷ đồng và đoạn Dầu Giây- Long Thành dài 43km, 6 - 8 làn xe, tổng vốn đầu tư 16.340 tỷ đồng.

Còn theo quy hoạch, giai đoạn từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ xây dựng 1.469km. Hàng loạt các đoạn cao tốc sẽ đầu tư trong thời gian tới như: Ninh Bình - Thanh Hóa, Thanh Hóa - Hà Tĩnh, Quảng Trị - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Quảng Ngãi - Bình Định, Bình Định - Nha Trang; Nha Trang - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Long Thành - Bến Lức và Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ. Giai đoạn sau năm 2020 sẽ xây dựng 342 km (bao gồm cả việc mở rộng đoạn Dầu Giây - Long Thành, Bến Lức - Trung Lương). Một số đoạn tuyến có vốn đầu tư lớn như: Bình Định - Nha Trang, Nha Trang - Phan Thiết và Quảng Ngãi - Bình Định...

Việc quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông nhằm mục đích kết nối các dự án đã và đang triển khai, đồng thời làm cơ sở để các bộ, ngành và các địa phương triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan.

Tuyến đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông sớm được hình thành sẽ kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các đầu mối giao thông quan trọng, tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải khác (như đường sắt, cảng biển, sân bay...) nhằm nâng cao năng lực vận tải trên hành lang Bắc- Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên QL1, nhất là tại cửa ngõ các đô thị lớn.

Sớm tính chuyện huy động vốn

Thời gian vừa qua, việc triển khai xây dựng một số tuyến cao tốc trong quá trình huy động vốn gặp không ít trở ngại. Đơn cử như tuyến T.P HCM- Trung Lương, dự án này bị đình trệ một thời gian dài do thiếu khoảng 3.300 tỷ đồng. Bộ GTVT phải nhiều lần đề nghị Thủ tướng Chính phủ ứng từ ngân sách Nhà nước để bổ sung cho dự án. Với một số dự án của Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC), việc huy động vốn cũng hết sức khó khăn do không phát hành được trái phiếu công trình.

Dù nhu cầu phải phát hành trong năm 2009 lên đến khoảng 2.500 tỷ đồng nhưng thực tế cả năm VEC chỉ phát hành thành công 423 tỷ đồng. Chính vì vậy, VEC đã phải mượn tạm ngân sách Nhà nước 1.000 tỷ đồng để phục vụ triển khai các dự án. Ngoài ra, VEC cũng tích cực huy động từ các nguồn vốn vay nước ngoài, thậm chí phải vay qua cả các ngân hàng thương mại số tiền lên đến 1.045 tỷ đồng.

Trong quy hoạch xây dựng các tuyến đường cao tốc, Chính phủ định hướng nguồn vốn đầu tư sẽ được huy động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước dưới hình thức Chính phủ vay hoặc bảo lãnh vay. Tuy nhiên, hình thức này cũng sẽ gặp không ít khó khăn do nguồn vốn ngày càng hạn hẹp và các nhà tài trợ có những điều kiện cho vay thắt chặt hơn.

Một nguồn vốn khác cũng được tính tới là trông chờ từ các nhà đầu tư theo các hình thức như BOT, BTO, BT, PPP trong đó có thể có đóng góp một phần vốn từ ngân sách nhà nước. Mặc dù vậy, việc huy động vốn từ các hình thức này còn rất nhiều nan giải.

Với hình thức BOT và BTO thì hiện nay vẫn rất ít có nhà đầu tư tham gia, đặc biệt với các dự án đường cao tốc lớn. Một số dự án đường cao tốc được triển khai theo hình thức này như: Hà Nội- Hải Phòng thì Chính phủ đang phải dành rất nhiều cơ chế đặc thù không theo tính chất của BOT.

Đối với hình thức BT thì hiện nay chưa thực sự có nhiều nhà đầu tư đủ tiềm lực để nhận cả một dự án đường cao tốc lên đến vài chục nghìn tỷ. Còn với PPP, cơ chế cho hình thức này chưa rõ ràng và mặc dù Chính phủ cũng như Bộ GTVT đã xúc tiến nhiều chương trình khuyến khích các nhà đầu tư tham gia nhưng cho đến nay vẫn chưa có một dự án cụ thể được triển khai vào thực tế.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ và các cơ quan chức năng, ngoài việc xây dựng các quy hoạch thì cũng cần có những chiến lược và kế hoạch cụ thể trong việc huy động vốn cho từng dự án đường cao tốc.

Đức Thắng

(giaothongvantai.com.vn)

 

 

 

(THXDVN)
Quay lại
Ý kiến của bạn
Tên bạn:  
Email:    
Tiêu đề:
 
File gắn kèm:
Tắt bộ gõ Gõ tự động Telex VNI VIQR
 
Các tin khác:
Thông báo mời thầu (17/12/2009)
Hai mặt của vấn đề tạm ứng vốn (09/12/2009)
Chuyện 3 cái “Nhất” trao đổi ở Quốc hội (25/11/2009)
Thông báo mời thầu dự án: Khu tái định cư Trung tâm văn hoá thể thao Bàu Trũng TP Vũng Tàu (20/11/09) (24/11/2009)
1.Ban QL cơ sở hạ tầng đường sắt mời thầu 2.Ban QLDA giao thông 2 Hà Nội mời thầu (12/11/2009)
1.Ban QLDA đường sắt khu vực 2 mời thầu 2.Ban QLDA phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung mời thầu (06/11/2009)
Tin mời thầu ngày 02/11/2009 (05/11/2009)
Thông báo mời thầu dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình Kè chống sạt lở bờ suối Nậm Kim, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (04/11/2009)
Dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 25: “Đánh thức” ngã ba Đông Dương (29/10/2009)
Dự án Chung cư An Hội 3 (19/10/2009)
Tiêu điểm
Video Clips
Thư viện ảnh
Quảng cáo
Tin mới nhất
Hội chuyên ngành XD
>> Xem chi tiết danh sách
Hội viên tập thể
>> Xem chi tiết danh sách
Tìm kiếm

Liên kết web
Quảng cáo