Giờ đây Keangnam Hanoi Landmark Tower đã trải qua 4 năm xây dựng với tinh thần làm việc quên mình và trở thành một công trình thiên niên kỷ thực sự mang tính bước ngoặt trong lịch sử xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam.
Dấu ấn của tòa Tháp sẽ góp phần đáng kể cho sự phát triển xã hội và kinh tế Việt Nam hiện tại và tương lai. Một số số liệu điều tra kỹ thuật quan trọng đã thực hiện không chỉ dừng lại các vấn đề xã hội, tài chính mà cho cả các vấn đề thiết kế kỹ thuật xây dựng nền móng công trình cao tầng.
Các điều tra địa kỹ thuật đã được thực hiện với sự tổ hợp của 22 lỗ khoan ở độ sâu đất 40 ~ 120 m. Các xét nghiệm tại chỗ bao gồm thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn, thử nghiệm địa chấn lỗ mìn nghiêng (down-hole), kiểm tra độ thấm, quan trắc mực nước ngầm, và các đặc điểm địa chất công trình, địa chất thủy văn được thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng móng cọc có chất lượng cao. Các xét nghiệm vật lý và cơ học trong phòng thí nghiệm được thực hiện cho các mẫu đất - đá thu được trong quá trình khảo sát. Tổng số 930 cọc khoan nhồi đã được thi công trong đó có 570 cọc với đường kính 2 m với chiều sâu 65 m và 360 cọc có đường kính 1,5 m với chiều sâu 65 m.
Phương pháp thi công cọc nhồi tuần hoàn ngược (RCD) đã được duyệt dựa trên kết quả khảo sát địa tầng tại khu vực xây dựng, xem xét hiệu quả kinh tế hợp lý, thời gian thi công cọc ngắn, và phương pháp thi công cọc(RCD) không gây tiếng ồn và rung động. Các qui trình chi tiết thi công cọc nhồi RCD được mô tả theo qui trình xây dựng công trình và các hướng dẫn cụ thể cho mỗi bước công việc được trình bày trong bài này.
Sử dụng phương pháp Osterberg để xác định sức chịu tải cọc và làm cơ sở thiết kế móng cọc. Phương pháp này đáp ứng việc kiểm tra tải của cọc có quy mô tải trọng lớn bằng thí nghiệm kích tải 2 chiều, và chi phí thử tải cọc kinh tế hơn. Hai cọc khoan nhồi có đường kính 2m và một cọc khoan nhồi có đường kính 1,5 m, và một cọc Barrette (1,2 m × 2,8 m) đã được sử dụng trong thử tải cọc. Sự chuyển tải dọc trục cọc thử và độ cứng cọc được khảo sát bằng việc đo biến dạng trong quá trình thử tải cọc. Thiết bị cảm biến chuyển dịch dao động tuyến tính được cài đặt dưới tận cùng mũi cọc thử nghiệm để đo sự dãn nở của hộp tải trọng O - cell và độ co ngót betong cọc nhồi trong quá trình kiểm tra thử tải cọc.
Khả năng chịu tải cho phép đã ước tính và được kiểm tra bằng thí nghiệm nén tĩnh đã chứng minh cho thấy rằng các cọc RCD có giá trị sức chịu tải thí nghiệm lớn hơn 2 lần so với sức chịu tải ước tính theo kinh nghiệm.
Xin Mời tải dữ liệu về xem đầy đủ bài báo: