banner

Chào mừng đã ghé thăm website Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam

banner
Trang chủ
Giới thiệu Tổng hội
Tin tức và sự kiện
Đổi mới Quản lý
Tiêu điểm
Thông tin hoạt động Tổng hội
Quy hoạch - Kiến trúc - Đô thị và xã hội
Diễn đàn xây dựng
Công trình
Kiến trúc - Quy hoạch
Môi trường
Đất đai
Nhà ở
KH-CN - Sản phẩm mới
Thị trường xây dựng
Doanh nghiệp XD: Năng lực và hoạt động
Văn hóa - Thư giãn
Tạp chí Người xây dựng
Nhìn ra nước ngoài

3 Users online
Công ty TNHH Sơn Trường

Công ty CP bê tông và xây dựng Vinaconex-Xuân Mai

Công ty CP bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy


Làm đẹp Thủ đô bắt đầu từ những góc phố nhỏ

Ks. Phạm Thanh Tùng


Chỉ còn ít ngày nữa là bước vào năm 2007. Và cũng chỉ còn 3 năm nữa là Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Có lẽ chưa bao giờ kiến trúc Hà Nội lại được xã hội quan tâm nhiều như bây giờ. Ai đấy đi xa Hà Nội chỉ dăm năm thôi, giờ trở về, không khỏi ngạc nhiên về sự đổi thay đến chóng mặt của thành phố mình. Hà Nội không ngừng được mở rộng với những vành đai 2, vành đai 3. Một số làng xã của các huyện ngoại thành như Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì giờ đã thành quận. Hôm qua còn là làng xã, là dân “nhà quê”, hôm nay đã là phường, là phố là cư dân “đô thị”. Các khu đô thị với hàng trăm chung cư cao tầng, tiện nghi hiện đại như Linh Đàm, Trung Yên, Trung Hoà - Nhân Chính, Nam Thăng Long... đã và đang mọc lên, khoác cho thủ đô một bộ cánh kiến trúc mới. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị cũng được phát triển đồng  bộ, nhiều tuyến đường mới được mở ra, hệ thống đường cũ được cải tạo nâng cấp... diện tích ở của người dân thủ đô đã được nâng lên bình quân 7,5m2/người. Diện tích đất công viên, cây xanh đạt 5,3m2/người... Đó là một cố gắng lớn. Thế nhưng, trong cái được ấy, ta không khỏi buồn lòng bởi sự phát triển kiến trúc còn có gì đấy xô bồ, hỗn tạp và lúng túng. Có phải vì thế chăng, mà Christian Pedelahore de Loddis, một chuyên gia quy hoạch đô thị Pháp khi đánh giá sự phát triển kiến trúc Hà Nội nói riêng và các đô thị khác ở Việt Nam nói chung đã cho rằng: Nó “bí hiểm và khó hiểu; không chắc chắn và hay thay đổi, đầy mâu thuẫn; vừa ngẫu hứng vừa hình thức; vừa trật tự, vừa vô kỷ luật...”. Tôi cứ suy nghĩ mãi về nhận xét sâu sắc này.
Khi xây dựng đường Trần Khát Chân, Láng Hạ, Đào Tấn... và nhiều con đường mới khác ở thủ đô, không ai có thể nghĩ rằng, hai bên những con đường rộng hàng vài chục thước có dải phân cách là những bồn hoa và hàng đèn cao áp rất đẹp kia lại là những dãy nhà phố lộn xộn, kiến trúc hỗn tạp, lai căng, cao thấp tuỳ tiện, màu sắc kệch cỡm... Thậm chí có đoạn trên phố Đào Tấn ngang nhiên xuất hiện một dãy nhà siêu mỏng cao 3-4 tầng, có chiều sâu không quá 2 m. Trong các khu phố cổ, khu phố cũ, không gian kiến trúc cũng đang bị con người lặng lẽ phá vỡ. Cả Hà Nội như một đại công trường. Ngày nay, hàng trăm ngôi nhà được cải tạo, xây dựng mới có phép, không phép và trái phép. Đi khắp Hà Nội ta bắt gặp chỗ nào cũng cửa hiệu, quán giải khát... Miễn là nhà mặt phố, mặt ngõ. Nhưng để tìm thấy một nhà vệ sinh công cộng thì quá khó, thậm chí không có. Trên đường phố thật thiếu vắng những biển báo, thùng đựng rác cho khách bộ hành, những chiếc ghế đá ven hồ nước, ven thảm cỏ, bồn hoa cho khách dừng chân... Những kiến trúc rất nhỏ ấy lại là cái bắt đầu của một thành phố văn minh.
Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố hoà bình”, vậy mà thành phố không bao giờ yên tĩnh bởi tiếng rú rít, gầm gào của ngàn vạn xe ô tô và xe gắn máy. Mật độ giao thông dày đặc. Thành phố như chìm trong ô nhiễm bởi bụi bậm, tiếng ồn, khí thải và tai nạn. Cái chết đau lòng của nhà khoa học hàng đầu Việt Nam Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Văn Đạo và chấn thương sọ não của nhà toán học hàng đầu thế giới Papert Seyomout do xe máy gây ra vừa qua ở Hà Nội đã làm xúc động bao người trong cả nước.
“Giá lại được như APEC”. Đó là câu nói cửa miệng của người Hà Nội gần đây. Bởi vì, tháng diễn ra Hội nghị cấp cao APEC 2006, cả Hà Nội như một thành phố du lịch, thành phố hoa, bình yên và đẹp đến nao lòng. Đường phố như rộng ra bởi sự trật tự của giao thông. Phố sá tràn ngập nụ cười cởi mở và thân thiện.
Thế nhưng, kết thúc APEC chưa được bao lâu, băng rôn, biểu ngữ vẫn còn treo. Hoa vẫn nở rực rỡ trên thảm cỏ... thì Hà Nội đã lại vội trở về với lối sống xô bồ, hỗn tạp quen thuộc. Lại ách tắc giao thông và tai nạn. Lại hồn nhiên đổ rác, đổ phế thải bừa bãi. Lại cơi nới, xây dựng không phép và trái phép... Bất chấp mọi nỗ lực của các cấp chính quyền. Thế mới biết quản lý đô thị khó biết chừng nào!
Tôi là người Hà Nội, cả cuộc đời gắn bó với thành phố thân yêu này, nên cảm thấy xót xa khi ai đấy nhận xét: “Kiến trúc Hà Nội như một viên ngọc được xếp lại bởi những mảnh vụn nát”. Còn nói như TS Nguyễn Thị Minh Thái gần đây trên tờ Tuổi trẻ chủ nhật: “Cho đến hết thế kỷ 20, Hà Nội vẫn mang dáng dấp một cái làng... một cái làng được tráng lên một màu đỏ đô thị”. Rất tiếc, đó là sự thật.
Vẫn biết rằng, vì một Hà Nội ngày mai to đẹp, văn minh và hiện đại, chính quyền thành phố đang làm hết sức mình với những kế hoạch lớn lao ở tầm vĩ mô trong phát triển kiến trúc quy hoạch. Một “Cửa ô phía Nam” hy vọng sẽ kịp dựng lên sau vài cuộc thi gập ghềnh vất vả để kịp đón Hà Nội 1000 năm tuổi. Một bài toán giao thông đô thị đang được giải một cách kiên quyết và bắt đầu tìm được “nghiệm” trong tháng 12 này...
Nhưng với tôi, thành phố sẽ đẹp dần lên ngay từ bây giờ nếu ta bắt đầu từ những điều thường nhật giản dị. Như từ ý thức cộng đồng của mỗi người dân, sắp xếp lại chỗ để xe cho hợp lý và thuận tiện, trả lại sự thông thoáng cho vỉa hè, lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý xây dựng đô thị, chấp hành luật giao thông...
Và Hà Nội sẽ đẹp dần lên qua từng góc phố nhỏ!
Đêm Noel 2006



<< Back

 

Nội dung khác:
      Những nguyên tắc cơ bản để tiếp cận sinh thái trong thiết kế xây dựng
      Mùa xuân bàn về cái chợ
      Phủ Tây Hồ - Điểm nhấn cảnh quan vùng Hồ Tây Hà Nội
      Bàn về kiến trúc cầu và đường cho khách bộ hành trong đô thị để giảm tai nạn giao thông
      Tìm hiểu các xu hướng lớn của kiến trúc sinh thái trên thế giới