banner

Chào mừng đã ghé thăm website Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam

banner
Trang chủ
Giới thiệu Tổng hội
Tin tức và sự kiện
Đổi mới Quản lý
Tiêu điểm
Thông tin hoạt động Tổng hội
Quy hoạch - Kiến trúc - Đô thị và xã hội
Diễn đàn xây dựng
KH-CN - Sản phẩm mới
Thị trường xây dựng
Doanh nghiệp XD: Năng lực và hoạt động
Văn hóa - Thư giãn
Tạp chí Người xây dựng
Nhìn ra nước ngoài

1 User online
Công ty TNHH Sơn Trường

Công ty CP bê tông và xây dựng Vinaconex-Xuân Mai

Công ty CP bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy


Thi tuyển thiết kế Nhà Quốc hội - Phương án nhận giải A - Liệu đã thoả mãn?

LTS: Ngày 6-9 - 2007 Tổng hội xây dựng Việt Nam đã tổ chức cho các chuyên gia vào phòng trưng bày các đồ án dự thi thiết kế kiến trúc Nhà quốc hội. Triển lãm được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia từ ngày 2-9-2007 đến ngày 15-9-2007.Theo yêu cầu của Tổng hội các chuyên gia phải xem xét thật tỷ mỷ từng phương án để chuẩn bị cho cuộc họp góp ý. Ngày 12-9-2007 cuộc họp góp ý cho các phương án đã được Tổng hội tổ chức tại Văn phòng Tổng hội. Tham dự hội thảo có đông đảo các chuyên gia chủ yếu thuộc các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trần Ngọc Hùng đã chủ trì Hội thảo. Nhà báo Xuân Nguyên đã được mời tham dự Hội thảo. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà báo Xuân Nguyên phản ánh tinh thần của Hội thảo và một số bài của các cộng tác viên của trang web.


Với trách nhiệm của một tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu ngành, Tổng hội xây dựng Việt Nam đã tổ chức cho các chuyên gia vào phòng trưng bầy cấc đồ án dự thi thiết kế Nhà Quốc hội để xem xét thật tỷ mỷ từng phương án chuẩn bị cho cuộc họp góp ý mấy ngày sau.

Cuộc họp diễn ra vào một buổi sáng đầu thu, khí trời mát dịu, đầu óc các chuyên gia sảng khoái, tỉnh táo. Nhưng rồi không khí phòng họp mỗi lúc một nóng lên, nhiều vị tuổi đã cao, vốn dĩ rất điềm đạm mà đôi lúc cũng không giữ được bình tĩnh. Cả một bầu nhiệt huyết dâng lên vì:" Một công trình tiêu biểu cho thời kỳ phát triển mới của đất nước, là biểu tượng cho sự tập trung ý chí và nguyện vọng của toàn dân, đồng thời cũng là biểu tượng của một nước Việt Nam yêu tự do, yêu hòa bình, sẵn sàng hợo tác với bạn bè quốc tế...".

 

Không phải tranh luận nhiều, mọi người dễ dàng nhất trí với nhau: Phương án được chọn giải A (Ký hiệu L787) là phương án nổi trội nhất trong số 17 phương án được trưng bày.

Cái ưu việt của phương án này đã quá rõ: Cân đối, thoáng đạt, thân thiện vơi môi trường sinh thái, tận dụng tối đa thành tựu của KHCN, một loại kiến trúc gần dân.

Hội đồng chấm giải sáng suốt, đã chọn đúng chiếc đũa để làm cột cờ. Tuy vậy phương án nhận giải A cũng bộc lộ nhiều nhược điểm:

Khối vuông khối tròn tranh chấp nhau. Không phân biệt chính phụ, 2 mặt tiền vụn vặt chưa thể hiện sự tôn nghiêm của một công trình tầm cỡ. Tính dân tộc mờ nhạt. Có người còn phát biểu " Trông nó hao hao như tòa nhà làm việc của Thủ tướng Hen Mút Kôn ". Sự thống nhất hài hòa với tổng thể kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm chính trị Ba Đình như theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế thì không thấy rõ hoặc nói khác đi là chưa đạt.

Không ai muốn trở lại để lựa chọn kiểu kiến trúc uy nghiêm thời đầu thế kỷ XX bằng những kết cấu đồ sộ kỳ vỹ để "doạ dân", nhưng sự trang trọng ở mặt tiền của công trình này là không thể thiếu. Có vị thắc mắc: cả 2 mặt tiền đều là chính thì vị trí Quốc huy treo ở đâu? Công năng của từng mặt chính như thế nào? Nhiều ý kiến cho rằng cần phải tạo độ lùi nhiều hơn nữa để tôn vinh công trình, nhưng đã có ý kiến trả lời thay ban tổ chức "Không còn chỗ lùi nữa - Phía sau là khu di tích cần bảo vệ" " Khu di tích sao rộng đến thế? chỗ nào cũng để thờ cả thì còn đâu đất để xây?". Có lời khuyên phải có giải pháp để sao cho nhân dân được tự do đến tưởng niệm tại Đài Liệt sỹ vô danh mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của Quốc hội.

Nhiều kiến nghị đề xuất: Cần dịch chuyển công trình nhiều hơn nữa về phía HOàng Văn Thụ và dịch chuyển cả theo hướng đường Hoàng Diệu. Có ý kiến cho rằng cần giảm tải chức năng cho tòa nhà vì Quốc hội có thêm toàn bộ trụ sở Bộ Ngoại giao.

Điều băn khoăn lớn nhất của nhiều người không phải là những tồn tại riêng lẻ của công trình kiến trúc mà là giải pháp quy hoạch cho toàn khu vực mà chỉ khi phương án được dựng lên mới bộc lộ rõ cái bức xúc của nó.

Lỗi này không phải của "Học trò làm bài" mà là lỗi của "CácThầy ra đề"

Đường Bắc Sơn con đường Thần đạo dẫn từ Lăng bác đến Đài Liệt sỹ với những hàng cây vô cùng quí giá mà bao tỉnh thành lựa chọn đem đến với tấm lòng thành kính, chăm chút từ mấy chục năm nay sẽ không còn. Đường Bắc Sơn sẽ thành quảng trường. Sao lắm quảng trường thế? cùng một chỗ mà có tới 2 quảng trường cái to cái nhỏ. Lăng Bác Hồ cao hơn 20m (21,5m) mà công trình này cao tới hơn 30m (30-32m). Đâu rồi những quy định bất thành văn "Gần Lăng không có công trình nào cao hơn Lăng". Nhưng quy định về góc 30o tính từ công trình Lăng để khống chế cao độ các công trình khác có còn hiệu lực không?. Những ô cỏ thân thương trước Lăng (8x30=240 ô) sẽ bị cắt xén để để mở rộng đường Độc lập. Ở mảnh đất thiêng liêng này mỗi một ô cỏ, một ngọn cây đều gắn liền với lịch sử. Có ý kiến mạnh miệng " Đây là phát đại bác bắn vào qua khứ". Có một vài ý kiến luyến tiếc khi nói đến Hội trường Ba Đình - Một công trình mang ý nghĩa lịch sử của thời cận đại, nơi chứng kiến bao hào hùng của dân tộc sẽ được tháo dỡ. Cụm mỹ từ "được tháo dỡ" có vị vừa ngọt vừa chua vừa đắng.

 

Quốc hội ra nghị quyết về công trình này vào tháng 4-2007. Làm nhiệm vụ thiết kế - Lấy ý kiến góp ý (?!) cho nhiệm vụ thiết kế - Phê duyệt nhiệm vụ thiết kế - Thông báo thi tuyển - Tham gia thi tuyển - Chấm thi  - Trưng bày phương án để xin ý kiến cho một công trình quan trọng số 1 Việt Nam, tất cả gói gọn trong vòng 4 tháng. Kỷ lục này chỉ có Việt Nam mới đạt được !

Mọi người chân thành mong muốn cần có thêm nhiều phương án hơn nữa để hội tụ được hết tinh hoa trí tuệ ở trong nước, của bà con trí thức Việt Kiều, của các KTS nổi tiếng trên thế giới... Là một công trình của cả nước nên cũng cần đem đi triển lãm thêm ở một số đô thị lớn để lấy nhiều ý kiến rộng rãi hơn.

Cần phải xem xét lại nhiệm vụ thiết kế, kể cả việc xin ý kiến của dân: cái gì để, cái gì bỏ, cái gì thêm, cái gì bớt tại khu vực vô cùng nhạy cảm này.

 Tuy khiêm tốn nhưng ta vẫn còn chỗ họp, chỗ làm việc; là công trình phục vụ cho vài thế kỷ sau nên không để bất kỳ một ngày kỷ niệm hay một sự kiện nào khống chế thời gian; khẩn trương nhưng không vội vàng; tránh dẫm theo "vết xe đổ" của những công trình trước.

 




<< Back

 

Nội dung khác:
      Nâng cao Hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước
      Đồng chí Lê Khả Phiêu: Tổ chức hội nghề nghiệp cần phát huy tốt vai trò "tư vấn phản biện và giám định xã hội"
      "Cần phải xem báo Đảng", từ lời Bác dạy, hãy soi rọi lại mình
      Tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ
      Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh